Bài toán LỚN quản lý chiếc bu lông NHỎ

CHO ĐI LÀ MẤT LUÔN !?

5
(2)

Có đôi khi những vấn đề lớn nhất chưa chắc tồn tại trong những thứ nổi bật hay việc gì quá to lớn. Mà nó lại nằm trong những thứ nhỏ nhặt mà bình thường ai cũng cho nó là dễ dàng, cho đến khi chính chúng ta gặp phải.

Tôi có một cô bạn nhà ba đời bán lẻ thiết bị cơ khí, đến đời cô thì cửa hàng cơ khí nhà cô do bố mẹ quản lý từ 50m2 cũng lên đến hơn 1000m2. Đồng hành với sự tăng trưởng của 20 năm trời là sự tích luỹ hàng hoá & đa dạng hàng cũng không ngừng tăng theo cấp số nhân về số lượng. Hai ông bà vẫn quản lý, kế toán bằng sổ viết tay cùng trí nhớ siêu phàm.

Đến lúc bố mẹ cô già yếu, muốn chuyển giao lại công việc cho anh trai. Khốn nỗi thằng anh đầu óc chậm chạp, mãi cũng chẳng nhớ nổi hết giá bán của gần 60 nghìn sản phẩm đủ thứ đồ lạc song trong của hàng. Chứ chưa nói đến việc quản lý thanh kiểm tra, tránh thất thoát, nhầm lẫn.

Mà đặc tính của bán lẻ sản phẩm cơ khí, nhiều khi khách hàng bị hỏng hóc một chi tiết máy cầy chẳng hạn, ra tiệm mua 2 3 con bulon, 1 2 cái ốc vít là bình thường. Vậy nhưng nhiều sản phẩm quá nhỏ để dán nhãn hay qr code. Dẫn đến việc ko kiểm soát được hàng tồn, không theo dõi được thất thoát thì khó mà quy trách nhiệm cá nhân hay quản lý.

Vậy dùng phương pháp nào để kiểm tra theo dõi được hàng hoá thực tế? Làm thế nào để có thể thuê quản lý cửa hàng mà vẫn quản trị được? Cô ta méo trả lời được bèn chút lên đầu một người thày dạy quảng cáo chuyên chạy ads cướp bóc và thương mại thuần tuý như là tôi đây.

Tôi cứ suy nghĩ mãi về bài toán quản lý chiếc bu lông ấy, cũng từng nghĩ qua việc chia vùng hoặc chia túi, chia hộp các sản phẩm nhỏ để dán code. Nhưng như thế cũng ko thể giải quyết vấn đề, khi thuê người làm quản lý thì kể cả người chủ có chứng minh được thất thoát nhưng ko chứng minh được thời gian nào, nhân sự nào làm thất thoát thì cũng khó có khả năng quy chụp cho quản lý, cùng lắm đuổi việc. Nhưng chẳng nhẽ cứ đuổi việc quản lý cửa hàng mãi?

Tôi tự hỏi, nếu tôi bê cửa hàng kim khí rộng lớn đó sang mỹ – đất nước mà người chủ thường sử dụng lao động có quy trình, phương pháp thì sẽ thế nào? Họ sẽ làm sao để quản lý hàng vài chục nghìn sản phẩm kim khí chi tiết nhỏ ( nhưng có giá thành không rẻ ) trong 1 cửa hàng. Thuê quản lý, thuê bán hàng, mà vẫn có thể kiếm soát, theo dõi hàng hoá tránh thất thoát lớn. Và cuối cùng làm sao để phát triển và quản lý hàng chục cửa hàng lớn đến như vậy thông qua công nghệ và online?

Tôi từng đem câu hỏi này đi hỏi một thằng bạn chuyên setup phần mền bán hàng cho siêu thị, kết quả nó ngán ngẩm bảo: ” Bây giờ cho thằng con trai nhà đấy bán hàng cùng bố mẹ nó, sau 5 năm là thằng đấy ngu mấy nó cũng nhớ hết cả kho ” =)))

Và cho đến tận bây giờ, câu hỏi làm thế nào để quản lý 1 tỷ cái bu lông KHI BÁN LẺ vẫn là câu hỏi trong đầu tôi đôi khi. Giá như có ai dạy về quản trị doanh nghiệp, hay quy trình iso gì gì đó có câu trả lời. Tôi sẽ đăng ký đi học ngay mà không một phút do dự.

Thông qua bài viết này tôi trân thành muốn tìm thầy dạy học quản trị doanh nghiệp có tư duy đơn giản để theo học, doanh nghiệp tỷ đồng thôi ko cần đến tỷ đô.

Giải pháp đây cả nhà, đơn giản và rất thực tế

#Chuongmonlongsat

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một trái tim để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 2

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.


CHO ĐI LÀ MẤT LUÔN !?
Subscribe
Thông báo về
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top