Đây là một phần quan trọng trong bài giảng của siêu lớp học MFA và chưởng môn nghĩ rằng hiểu rõ được vấn đề này với cá nhân mỗi nhà quảng cáo cũng quan trọng như sự sáng tạo, thậm chí quan trọng hơn mẫu quảng cáo nếu bạn đang chạy sản phẩm đơn giản dễ mua, dễ nhập hàng ồ ạt.
100 người mới làm quảng cáo thì 90 người thường bị đứng lại ở mốc ngân sách 3-9triệu / ngày. Có phải mẫu quảng cáo của họ chưa đủ tốt, sản phẩm không đủ lợi nhuận hay vận hành còn hạn chế? Tất nhiên có, nhưng hai trường hợp ấy không nhiều.
Một kịch bản ngân sách mà bất cứ người làm quảng cáo nào cũng từng một lần trải nghiệm qua là khi bạn lên vài camp test ngân sách 500 – 1 triệu / ngày thì lợi nhuận của bạn có thể x3 / ngân sách quảng cáo. Bạn nghĩ camp max ping đây rồi, và vụt ngay ngân sách 5 triệu / ngày hòng đẩy mạnh doanh số. Kết quả lợi nhuận của bạn ở camp 5 triệu = với ngân sách 2 triệu / ngày. Vậy nên chẳng lý do gì duy trì ngân sách 5 triệu, bạn tắt đi và nghĩ rằng ” thôi ăn từ từ vậy “
Chưởng môn nghĩ rằng khoảng ngân sách quảng cáo từ 3 triệu đến 9 triệu là một khoảng ngân sách rủi ro. Đặc biệt với các bạn đang chạy sản phẩm có yếu tố cạnh tranh cao ( ví dụ đồ gia dụng nhập china )
Muốn tìm được các mốc ngân sách phù hợp với ngành hàng của mình sao cho khôn ngoan nhất, các bạn cần hiểu rõ ba yếu tố sau:
1/ Volume target hiệu quả của bạn chính xác là bao nhiêu?
Yếu tố này sẽ quyết định bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền trong bao nhiêu ngày, sao cho phù hợp nhất với công suất vận hành của bạn. Cụ thể cách tính thì trong longhn.com mình cũng nói nhiều rồi.
2/ Mức cạnh tranh sản phẩm của bạn đang ở mức nào?
Chưởng môn chia các mức có yếu tố giảm dần như sau:
⁃ Nhập lại sản phẩm về bán ( rất cao )
⁃ Tự tìm nguồn nhập sản phẩm mới ( cao )
⁃ Nhập hàng từ sản xuất quy mô vừa nhỏ ( trung bình )
⁃ Tự sản xuất quy mô vừa nhỏ ( thấp )
Do chỉ nói về các bạn mới tham gia cuộc chơi, vậy nên chưởng môn đã lược đi một vài trường hợp cỡ lớn và siêu lớn. Hiểu rõ mức cạnh tranh trong ngành hàng của bạn cũng sẽ giúp bạn quyết định khoảng cách giữa các mốc ngân sách sao cho phù hợp. Với các sản phẩm có mức cạnh tranh càng cao thì khoảng cách của các mốc tăng ngân sách càng rộng càng tốt.
3/ Tần suất đáp ứng của khách hàng với sản phẩm của bạn là bao nhiêu?
Tần suất đáp ứng nghĩa là khách hàng sẽ cần trung bình nhìn thấy bao nhiêu lần mẫu quảng cáo của bạn để xuất hiện hành vi mua hàng. Chưởng môn thường đánh giá yếu tố này cụ thể trên chỉ số hoặc áng chừng theo giá tiền ( chưa đủ chính xác ) sản phẩm giá thành càng cao thì tần suất đáp ứng đương nhiên tăng theo. Yếu tố này sẽ quyết định việc thốc ngân sách nhanh hay chậm, chia nhỏ tầng chiến dịch hay không? Có tạo phễu hay không? Và tất nhiên vì thế nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến các mốc ngân sách quan trọng theo từng giai đoạn cụ thể.
Ví dụ cụ thể cho các bạn dễ hiểu nhé,
Giả thiết chưởng môn có một sản phẩm thời trang X, phân khúc thấp, nhập china sll từ chợ ninh hiệp. Tôi lên camp test ngân sách 1 triệu / ngày vào vài target thấy khá ổn, tổng dung lượng 3 triệu người, lợi nhuận x3 so với ngân sách quảng cáo test.
Sau 2 ngày chạy test tôi thấy rằng với chỉ số trên camp nếu tiêu 10 triệu / ngày thì tôi sẽ mất 25 ngày để phủ hết tệp 3 triệu khách hàng. Tạm để đấy đã
Đây là một sản phẩm có mức cạnh tranh rất cao, nếu thấy nó ngon thì ai cũng có thể trong 1 – 2 ngày là đối thủ của tôi. Vậy nên khoảng cách ngân sách giữa camp test và các mốc còn lại càng phải rộng càng tốt. Việc này tuỳ thuộc vào vận hành mà bạn có.
Vì là sản phẩm phân khúc thấp, dễ mua nên tần suất đáp ứng mua hàng trong 2 ngày tôi chạy test là 1-1.1 đã có ctr 15% với CR > 50% và đây là một chỉ số rất tốt. Điều này nói lên chính xác rằng sản phẩm của tôi không cần yếu tố tần suất để có thể bán được hàng.
Kết quả chưởng môn sẽ có 2 lựa chọn sau:
1/ Chưa đủ vận hành hoặc tay chưa đủ to để ôm hàng thì tôi sẽ lựa chọn các mốc ngân sách 2 – 5 – 7 – 10 – 15 ( tăng ngân sách quảng cáo cũng như quay vòng vốn + lãi nhập hàng liên tục mỗi 3-4 ngày / 1 lần ). Và vì sản phẩm dễ để bán hàng nên tôi sẽ lựa chọn mục tiêu chiến dịch sao cho cùng ngân sách phủ đến nhiều khách hàng với chi phí có lợi nhất ví dụ tương tác hay lượt xem video mà ko quá ưu tiên mess hay landing.
2/ Nếu vận hành + nguồn hàng đủ tôi sẽ có các mốc ngân sách 2 triệu ( test các mẫu quảng cáo ) – 20 triệu – 50 triệu / ngày – 100 triệu / ngày.
Tôi loại bỏ các mốc nhỏ 3 – 5 – 7 để nhằm giảm đi yếu tố cạnh tranh, không ai dám đi vít cùng một thằng điên tiêu đang tiêu tiền quảng cáo.
Và cũng đừng quên rằng, dù khi tỉ lệ lợi nhuận / 1 đơn hàng của bạn tụt giảm nhiều khi tăng ngân sách lớn thì các bạn vẫn còn có nhiều cơ hội cho remarketing hay look a like. Với một tỷ lệ chuyển đổi tốt thì đừng ngại ngần mà vung tiền, chung cuộc chiến thắng luôn ở bên bạn.
Tóm lại, lựa chọn các mức ngân sách sao cho phù hợp và có lợi nhất là khâu tối quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn kết quả mà sau bao ngày bạn cố gắng tìm ra sản phẩm ngon rồi có bị người khác ăn hộ không. Cần nhớ rằng cuộc chơi trong ngành quảng cáo online có một nguyên tắc truyền thuyết ” Ai nhanh thì được “. Các bạn không thể né tránh sợ người ta cướp mẫu quảng cáo, cướp sản phẩm của mình mà việc các bạn có thể làm là làm sao để người ta nhìn cũng chán luôn không muốn nhẩy đồ của bạn.
Chúc các bạn chơi vui ?