Câu chuyện ” Tại sao tôi không chết? ” và giáo dục

CHO ĐI LÀ MẤT LUÔN !?

5
(2)

Nghe nói Cô giáo Minh Thu mới đổi thành Ms Minh Thu vì những phản ứng tiêu cực của rất nhiều kol + tích xanh về chuyện nói tục + chơi game cùng học trò.
Tôi cứ nghĩ mãi về chuyện này, và tôi cũng nghĩ về một người thầy chủ nhiệm cấp 3 của tôi, người phần nào đã truyền cảm hứng cho tôi làm đào tạo như bây giờ. Ông ý cũng dạy Vật Lý ( đừng thấy tôi gọi ông ý mà nghĩ tôi không tôn trọng nhé, ông ý là người ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của tôi ) tên ông ý là Đỗ Hữu Bao, lớp bọn tôi hay gọi thầy là LÃO BAO.

Tóm tắt sơ lược về thầy đơn giản như thế này nhé: Học trường Pháp, nói tốt 3 ngoại ngữ Pháp, Anh và tiếng khó nhất thế giới: tiếng Việt, chuyên dạy vật lý nhưng bất kỳ môn gì của cấp 3: Toán, Hoá, Địa, Sử… thiếu giáo viên lão ý đều nhận cân hết.

Lúc dạy chúng tôi thầy đã 6x tuổi nhưng vẫn kéo co cùng học trò, vật tay đập chết mấy thằng gấu mèo, đấm học trò như cơm bữa khi bị điểm kém ( đúng nghĩa là đấm chuột nhé )… Có lần tôi hỏi thầy sao lão gia không đi dạy trường công mà lại dạy trường dân lập thế ạ? Ông ý cười khà khà bảo “nhiều tiền” sau tôi mới biết nhà ông ý siêu giàu con cái gửi đi học nước ngoài hết nhưng lão vẫn đạp xe như điên đi dạy học, thể dục rất ác liệt. Và so về ngoại hình với thầy dạy văn cùng tuổi lọ khọ ông ý như thanh niên 30t ấy.

Có rất nhiều bài giảng mà ông đã dạy cho chúng tôi có cả cách làm người, những học trò ngỗ nghịch nhất thủ đô tựu chung một chỗ. Nhưng cần nhấn mạnh rằng để dạy được những đối tượng ương bướng và bất cần như chúng tôi thì chuyên môn hay bằng cấp sư phạm chỉ là thứ vứt đi. Nó cần nhiều hơn thế… và tôi sẽ kể cho các bạn câu chuyện ngay sau đây.

CÂU CHUYỆN: ” TẠI SAO TÔI KHÔNG CHẾT? “
Ông ý luôn bước vào lớp với một phong thái lúc nào cũng hùng dũng và mạnh mẽ cảm giác như bộ đội hành quân vậy. Động tác dứt khoát rút mấy cuốn sách chẳng ai biết là sách gì và ông ý cũng chẳng mấy khi giở ra trên lớp. Sau vài phút ghi câu hỏi lên bảng và vài phút rất nhanh tiếp theo đã đến phần bạo lực học đường, hầu như mỗi ngày đi học chúng tôi được nghe câu hỏi: ” 3 điểm hay ăn 3 quả đấm thì 6 điểm, chọn đi “, cứ 1 đấm là 1 điểm cho dễ hiểu – Tất nhiên chẳng thằng nào chịu 3 điểm, thà ăn 3 quả đấm chuột còn hơn.

Riết rồi cũng quen, chúng tôi luôn háo hức thậm chí đánh cuộc xem hôm nay thằng nào sẽ lên bảng và chọn ăn đấm hay không.
Lão già đấm mấy thằng học trò xong vẻ rất khoan khoái, đứng vắt chân khoanh tay trên bảng và bắt đầu nói oang oang: ” Hôm nay tôi có một câu hỏi, ai trả lời được thì về sau không phải lên bảng trả bài môn của tôi nữa. ”

Vẻ mặt đầy ma quái lão nhìn quét xuống cả lớp… cả lớp tôi nhốn nháo, phải nói phần thưởng quá hay ho với mấy thằng thường xuyên ăn đấm tím cả bắp tay hay phải chống đẩy thụt cứt vì trả bài bị điểm kém.
Lão ý thao thao: ” Khi tôi còn trong quân ngũ, tiểu đội trinh sát của chúng tôi bị máy bay ném bom trên đường hành quân ở bìa rừng, một bên là núi đá một bên là rừng rậm. Chúng tôi đã có ba lựa chọn:
1 Chạy vào rừng, 2 Chạy vào hang núi gần đó trú, 3 Chui vào bất kỳ hốc hay hố nào nhìn thấy được. Cuối cùng tiểu đội tôi hy sinh hết, chỉ còn 1 mình tôi còn sống. Tại sao? “
Kết quả là cả lớp tôi được một phen nháo nhác, mỗi thằng mỗi con một kiểu giải thích. Đến thằng ngu nhất lớp cũng ra cái vẻ conan ngồi suy đoán như đúng rồi ? Người thì quả quyết nên trú vào hang, bà con mình ngày xưa toàn sơ tán vào hang hốc trú ẩn còn gì? Người thì sợ chạy không kịp cứ hốc nào nhẩy được thì nhẩy vào ngồi cho yên tâm… bla bla.

Trong phút chốc một lớp học cá biệt tranh luận với nhau như ong vỡ tổ, mặc sức để trí tưởng tượng của mình bay xa thật xa.
Lão ý kiên nhẫn chờ mấy thằng học trò dại bàn luận, rồi khua tay nói: ” sai toét hết cả sai toét hết cả, hầu hết chạy vào hang đều hi sinh, một số núp vào những hố trên đường cũng hi sinh. Chỉ có tôi đã chạy vào rừng và chỉ còn mình tôi sống đến bây giờ. “
Cả lớp tôi lại được một phen phản đối kịch liệt, vì cho rằng ông ý bịp bợm học trò.

Cuối cùng ông ý giải thích: ” Bomb ném vào con đường hành quân, nên bất kỳ chỗ nào trên con đường cũng không an toàn. Đương nhiên phải chạy vào rừng tìm chỗ ẩn tránh, còn những người cho rằng trong hang động an toàn. Họ quên mất rằng dù bomb không thể ném vào trong hang nhưng hang và vòm hang là nơi tạo ra sự cộng hưởng và sóng âm kèm dư chấn có cộng hưởng dễ dàng làm sụp đổ cả hang động. Chúng ta cùng giở sách ra và học bài sóng âm và sự cộng hưởng… “
Đến lúc này, chúng tôi mới ngớ người ra và nhận ra mình đã bị cho vào bài giảng của lão lúc nào không hay.
Vậy đó, mỗi tiết học của những năm tháng cấp 3 đối với tôi mà nói đã xứng đáng để học hơn rất nhiều. Kể cả về sau này khi quyết định mở lớp dạy về quảng cáo, tôi cũng lấy người thầy ấy làm hình mẫu để hoàn thiện mình. Cũng vì lý do đấy Longhn.com có nhiều câu chuyện và nhiều mầu sắc hơn, tôi nghĩ làm giáo dục thực sự đầu tiên cần gần gũi. Làm sao đem lại tinh thần ham học, ham trưởng thành, tự mình muốn phát triển bản thân hơn là các lý thuyết bác học hay xa rời thực tế. Muốn làm được điều đó, người làm thầy cô cũng cần được sự công nhận của học trò mình, hơn cả một người thầy cô thì mới được, tham khảo thêm Khóa học chạy quảng cáo Facebook tại Hà Nội của chương môn nhé.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một trái tim để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 2

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.


CHO ĐI LÀ MẤT LUÔN !?
Author: Chưởng Môn
Subscribe
Thông báo về
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

1 Nhận xét
Mới nhất
Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Lam Lan
Lam Lan
Guest
2 năm trước kia

bài viết thú vị nhất em từng đọc của Thầy ạ, rất ngưỡng mộ người Thầy và cả học trò của Thầy nữa ạ