Quảng cáo đắt vì… nhiều người chạy ads =)) Xấu hay tốt?

CHO ĐI LÀ MẤT LUÔN !?

5
(1)

Chưởng môn nghe cái lý thuyết + kêu than này nhan nhản từ khi tôi bước vào nghề làm ads cho đến bây giờ. Và hài hước là đa phần người làm quảng cáo bị ĐẮT hơi tí lôi cái lý thuyết này ra để tự an ủi bản thân & cộng đồng ?

Điểm qua về tổng quan thị trường

Năm 2020 Việt Nam đang có 69 triệu người dùng trong Facebook + insta, chỉ tính 70% hoạt động và giả thiết mỗi user 20 slot hiển thị ads (tính trên tất cả các nguồn cấp) / 1 ngày.

Chúng ta sẽ có 69 x 0,7 x 20 = 966,000,000 slot / ngày. Tính giả thiết nhẹ trung bình 4$ / Cpm ( mỗi 1000 lượt hiển thị ) suy ra để phủ hết 966,000 cpm / ngày, chúng ta cần tổng ngân sách 3,864,000 $ ~ 88 tỷ 872 triệu VNĐ / 1 ngày ( Tạm gọi đây là ngưỡng cản ngân sách phủ thị trường )

Với một con số tương đối này, nhiều đồng chí sẽ nghĩ rằng oh nếu đổ 1 lượng ngân sách gấp đôi ngưỡng cản 88 tỷ này vào thị trường thì cpm sẽ tăng gấp đôi =)) quá ngây thơ đi, còn lâu mới có chuyện ấy. Tại sao à? Tại vì thuật toán tính bid thầu của Facebook ads có quá nhiều biến và tạm coi là không cố định ( ở mỗi khoảng thời gian, nguồn cấp, mục tiêu phân phối khác nhau ) nó chỉ có tính cố định là LUỸ KẾ vì phân phối dựa theo ĐẤU GIÁ.

Hiểu đơn giản, mỗi 20% ngân sách đột biến ngoài ngưỡng cản ngân sách phủ thị trường được bổ thêm vào hệ thống quảng cáo có khi sẽ làm giá CPM của cả hệ thống tăng thêm 50% thậm chí 200-500% là bình thường. Và đây cũng là lý do tại sao dù có camp win đến mức max lãi có thể bán cả vn và giả thiết đủ khâu vận hành, khi nhà quảng cáo vit ngân sách lên 200 – 500tr ( ~0,3 – 0,8 % ngân sách phủ thị trường) / ngày cũng chỉ duy trì được vài ngày ngắn ngủi, sau đấy giá quảng cáo gần như không thở nổi buộc phải hạ ngân sách ( chấp luôn mấy thanh niên chạy voi + pay cũng ko vã lãi đc mấy ngày ). Còn nếu bạn vit ngân sách vào khoảng thời gian hệ thống chưa phủ hết cpm, và chỉ số của bạn đủ các điều kiện tốt thì dĩ nhiên giá quảng cáo của bạn sẽ tăng giá từ tốn và dễ chịu hơn.

Ở trên là khái quát, mà khái quát thì chẳng mấy người thích. Đi sâu vào vấn đề thêm một chút thì chúng ta sẽ thấy rằng trong 69 triệu người dùng FB tại VN sẽ có một số nhóm thích bình luận, một số nhóm thích nhắn tin, một số nhóm thích mua hàng qua landing, một số nhóm rất ít click vào mẫu ads mà chỉ dừng xem… Vân vân và mây mưa. Đủ loại hành vi người dùng và mỗi loại hành vi này sẽ sinh ra các mục tiêu chiến dịch khác nhau. CÙNG MỘT TARGET nhưng khác mục tiêu chiến dịch chúng ta dễ dàng nhận ra giá CPM CHÊNH LỆCH HÀNG VÀI CHỤC LẦN là bình thường ka ka. Điều này càng củng cố thêm cho phân tích khái quát bên trên, lý do? Vì hành vi khác nhau tạo nên tỷ lệ chuyển đổi mua hàng thành công khác nhau.

Bây giờ chưởng môn nói với các bạn rằng nếu CÀNG CÓ NHIỀU NGƯỜI LÀM QUẢNG CÁO THÌ BẠN CÀNG NÊN THAM GIA VÀ CƠ HỘI KIẾM TIỀN CỦA BẠN CÀNG LỚN. Bạn nghĩ sao?

Chưởng môn nói vậy bởi vì có 4 lý do:

1/ Thị trường có tăng trưởng đều về nhu cầu thì mới ngày càng có thêm nhiều người bán.

Thế nên mới có câu có cầu ắt có cung, chả ai nói có cung ắt có cầu bao giờ cả =)) chân lú rồi á.

2/ Với các yếu tố hệ thống chưởng môn nói bên trên,

Sẽ chẳng có mấy tay to duy trì được ngân sách lớn quá lâu / ngành hàng. Tự bản thân hệ thống quảng cáo Facebook sẽ ” hãm chi tiêu ” của các cá mập và dành cơ hội cho các bạn ngân sách nhỏ hơn. Facebook luôn muốn trải nghiệm người dùng cuối được mới mẻ với đa dạng hàng vi càng tốt để tạo ra nhiều slot hiển thị hơn nghĩa là kiếm được nhiều tiền hơn + social bền vững hơn. ” Mấy thằng có tiền đừng tưởng có tí tiền rồi mày đòi làm loạn hệ thống của tao nhé “- MARK XOĂN =))

3/ Sự đào thải của thị trường sẽ là một vòng tròn luân chuyển liên tục,

khi mà nếu đột nhiên có một nhóm nhỏ nhà quảng cáo ở một số ngành hot cố gắng đẩy tiền vào hệ thống để chiếm slot hiển thị hòng tiêu được nhiều tiền nhất có thể khiến giá CPM tăng lên. Nghĩa là cùng lúc ở các ngành khác cũng nhiều nhà quảng cáo cắt giảm chi tiêu, nhưng bản chất nhu cầu của thị trường phát sinh trên người dùng hàng ngày vẫn còn nguyên ở đấy. Lúc này lại càng là cơ hội cướp tỷ lệ chuyển đổi ngon ăn với những ngân sách tầm trung + cao mà có kỹ năng và chiến thuật chính xác.

4/ Cuối cùng, đừng bao giờ nhìn vào cpm hay giá tin nhắn, giá bình luận mà đánh giá quảng cáo đắt hay rẻ.

2014 giá cpm chỉ có 15k nhưng tỷ lệ chuyển đổi chỉ 10-30% + tỷ lệ hoàn cao với đơn hàng rẻ bèo và lúc ấy chắc chỉ vài triệu người ( đa phần thành phố lớn) dám mua hàng trên FB. Bây giờ 2020 CPM 3$ – 12$ lại có 30 – 50tr người mua hàng trên FB với đơn hàng giá trị gấp hàng trăm hàng nghìn lần, ngoài ra tỷ lệ chuyển đổi quân bình cũng tăng cao vì kỹ thuật, công cụ, hệ thống, mục tiêu được tối ưu hơn rất nhiều cho nhà quảng cáo. Thị trường nào sẽ tạo ra nhiều triệu phú $ hơn? 2014 hay 2020? Tự bạn trả lời nhé.

Tóm lại, chưởng môn viết bài này chỉ muốn chia sẻ cho những thế hệ đi sau bớt đi gian nan, các thầy bà chuyên nhẩy đồ biết thêm kiến thức đúng mà dạy học viên sao cho có tâm. Hãy luôn ghi nhớ chân lý cánh cung, dây càng căng thì tên bay càng xa. Thị trường càng dồn nén thì càng có nhiều cơ hội ngoạn mục xuất hiện, dây đứt có thể thay nhưng mũi tên đã bay không thể thay. Cũng giống như có bao nhiêu người bán hàng vỡ nợ đi nữa thì người mua cũng không bao giờ ngừng mua hàng. Nói cho dễ hiểu: THỊ TRƯỜNG BÁN HÀNG ONLINE Ở VN MỚI CHỈ Ở MỨC MỚI PHÁT TRIỂN BAN ĐẦU. Nên bài này để dành cho ai muốn CƯỚP HẾT PHẦN THIÊN HẠ.

⛳️ ĐĂNG KÝ: www.chapallthay.com CƯỚP HẾTTTT

« Thời buổi này 1 tuần đổi xe, 1 tháng mua nhà. Ai nhanh thì được !? »

Nó là chân lý cmnr anh chị em ạ, chậm là cứ ngồi mà kêu đắt, kêu lỗ rồi đổ cho thị trường vậy để tự an ủi tinh thần và run rủi nhau thôi á.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một trái tim để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 1

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.


CHO ĐI LÀ MẤT LUÔN !?
Author: Chưởng Môn
Subscribe
Thông báo về
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Bình luận
Mới nhất
Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận